



Bộ môn Thạch học và Khoáng sản, Khoa Địa chất
GIỚI THIỆU BỘ MÔN THẠCH HỌC VÀ KHOÁNG SẢN
1. Quá trình hình thành và phát triển
Bộ môn (BM) Khoáng Thạch (nay là BM. Địa chất và Khoáng sản) được thành lập năm 1976 thuộc Khoa Địa chất tại Trường Đại học Khoa học Sài Gòn, sau đó là Trường Đại học Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh (176), nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM). Để phù hợp tình hình thực tế hiện nay về mục tiêu và nhiệm vụ của đào tạo và nghiên cứu khoa học, từ 15/6 /2016, BM, Khoáng Thạch được Hiệu trưởng ký quyết định đổi tên là BM. Thạch học và Khoáng sản.
Đến nay, trải qua hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, BM. Thạch học và Khoáng sản có nhiều đóng góp trong đào tạo các thế hệ cán bộ địa chất từ đại học (cử nhân) đến sau đại học (thạc sĩ và tiến sĩ) cho đất nước; đồng thời, tham gia tích cực vào nghiên cứu khoa học về địa chất và khoáng sản, trong điều tra cơ bản về tài nguyên khoáng sản và môi trường, trong nghiên cứu công nghệ khoáng, trong nghiên cứu và giám định đá quý – bán quý và mỹ nghệ cho nhiều ngành và các địa phương.
Theo thời gian, BM. Thạch học và Khoáng sản không ngừng phát triển với đội ngũ giảng viên năng động, có chuyên môn cao và được đào tạo từ các trường đại học khác nhau trong và ngoài nước. Hiện nay, BM. Thạch học và Khoáng sản là một trong những BM chủ chốt của Khoa Địa chất và Trường Đại học Khoa học Tự nhiên ĐHQG-HCM, đảm nhận việc giảng dạy nhiều môn học từ cơ sở ngành đến chuyên ngành cho sinh viên trong Khoa Địa chất thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Khoa Địa chất và Khoáng sản, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Tp. HCM.
Bộ môn tham gia đào tạo sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh từ đại học đến sau đại học và các đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực địa chất.
2. Tổ chức và nhân sự
Trưởng bộ môn: PGS. TS. Phạm Trung Hiếu
2.1. Trưởng bộ môn qua các nhiệm kỳ:
Thầy Nguyễn Đức Minh (1975 – 1978),
TS. Huỳnh Trung (1982 – 2003),
Thầy Võ Trung Chánh (2003 – 2008),
GVC. Nguyễn Kim Hoàng (2008 – 2022),
PGS. TS. Phạm Trung Hiếu (2022 đến nay).
2.2. Cán bộ – viên chức cơ hữu:
Cán bộ – viên chức cơ hữu của Bộ môn hiện tại với 6 giảng viên:
PGS.TS. Phạm Trung Hiếu
TS. Nông Thị Quỳnh Anh
NCS. Trương Chí Cường
ThS. Bùi Kim Ngọc
ThS. Phạm Minh
CN. Ninh Vũ Luân
2.3. Cán bộ mời giảng
TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan (nguyên Trưởng BM. Trầm tích Khoa Địa chất, trường ĐHKHTN)
GVC. Lê Đức Phúc (Trưởng BM Địa chất Biển và Dầu khí, Khoa Địa chất, trường ĐHKHTN)
TS. Tạ Thị Kim Oanh (Viện Địa lý Tài nguyên)
TS. Nguyễn Văn Lập (Viện Địa lý Tài nguyên)
TS. Nguyễn Việt Kỳ (Trưởng BM. Địa kỹ thuật, nguyên Trưởng Khoa, Khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu khí, Trường ĐH. Bách Khoa Tp.HCM)
KSC. Vũ Văn Vĩnh (Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam)
KSC. Đỗ Văn Lĩnh (Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam)
TS. Phạm Huy Long (Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam)
GVC. Trần Phú Hưng (nguyên Trưởng BM. Địa chất Cơ sở, Trưởng Khoa, Khoa Địa chất, trường ĐHKHTN)
GVC. Đinh Quang Sang (Trường Đại học Dầu khí)
KSC. Mai Kim Vinh (Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam)
Lê Ngọc Năng (Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Ngọc học LIU)
Cát Phạm Diệu Hiền (Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam)
Nguyễn Văn Tuấn (Công ty CP. Giám định Rồng vàng – SJC)
Nguyễn Văn Tuấn (Công ty CP. Giám định Rồng vàng – SJC)
2.4. Cán bộ – viên chức thuộc Bộ môn đã từng giảng dạy (nghĩ hưu, chuyển công tác, nghỉ việc):
TS. Huỳnh Trung
TS. Vũ Chí Hiếu
Thầy Võ Trung Chánh
Nguyễn Sĩ Anh
Thầy Huỳnh Văn Hải (đã mất)
GVC. Đinh Quang Sang
Cô Tề Thị Lệ Hồng
TS. Lê Mạnh Tân
Thầy Nguyễn Đức Minh (đã mất)
Thầy Bùi Văn Trang (đã mất)
Ngô Thị Hồng Vân (đã mất)
Nguyễn Trung Khánh (đã mất)
Trần Đại Thắng
Thầy Đặng Công Minh
Thầy Trần Văn Phước
Thầy Lý Kim Long
Phạm Văn Sang
Thầy Nguyễn Nhật Khoan
Cô Trương Thị Hoa
Cô Ngô Thị Thanh Mai
Thầy Nguyễn Văn Chiêu
Cát Phạm Diệu Hiền
TS. Nguyễn Kim Hoàng
2.5. Cán bộ mời giảng đã từng giảng dạy cho Bộ môn:
Nguyễn Tường Tri (Liên đoàn bản đồ Địa chất miền Nam)
TSKH. Vũ Ngọc Hải (Trường Đại học Mỏ – Địa chất)
TS. Nguyễn Ngọc Liên (Trường Đại học Mỏ – Địa chất)
Nguyễn Chí Vũ (Liên đoàn bản đồ Địa chất miền Nam)
Trịnh Văn Long (Liên đoàn bản đồ Địa chất miền Nam)
Nguyễn Văn Mài (Liên đoàn bản đồ Địa chất miền Nam)
CVC. Nguyễn Văn Hải (nguyên Cán bộ của Sacombank)
3. Giảng dạy và đào tạo
3.1. Đại học. Giảng dạy các môn cơ sở ngành và phụ trách đào tạo 2 chuyên ngành: Địa chất Khoáng sản và Ngọc học.
Cơ sở ngành: Tinh thể – Khoáng vật, Quang tinh – Khoáng vật tạo đá, Địa hóa đại cương, Thạch học magma, Khoáng sản đại cương; Thực tập Địa chất ngoài trời I (Địa chất đại cương), Thực tập Địa chất ngoài trời II (Đo vẽ bản đồ địa chất).
Chuyên ngành Địa chất Khoáng sản: Địa chất các mỏ khoáng, Khoáng sản không kim loại, Các phương pháp chẩn đoán, tìm kiếm và thăm dò khoáng sản, Phương pháp nghiên cứu khoáng vật quặng, Cấu trúc trường quặng và mỏ khoáng, Phương pháp địa hóa tìm kiếm khoáng sản, Công nghệ khoáng, Magma Việt Nam và Khoáng sản liên quan.
Chuyên ngành Ngọc học: Nguồn gốc đá quý và bán quý, Các phương pháp giám định đá quý, Giám định kim cương, Ruby – sapphire – emerald và giám định, Sa khoáng đá quý và bán quý, Đá quý tổng hợp và đá xử lý, Đá bán quý và mỹ nghệ, Ngọc trai, ngọc ốc và sản phẩm hữu cơ khác, Chế tác đá quý, đá bán quý và trang sức.
3.2. Sau đại học.
Cao học: Đào tạo Ngành Địa chất họctheo phương thức 2 (có làm đề tài luận văn thạc sĩ), mỗi năm tuyển sinh và đào tạo trung bình từ 10 đến 15 học viên.
Nghiên cứu sinh: Đào tạo Ngành Thạch học – địa hóa học
4. Hướng nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ
4.1. Nghiên cứu khoa học cơ bản:
Tinh thể – Khoáng vật – Thạch học
Thạch luận magma và biến chất và Sinh khoáng.
Địa hoá học đại cương, Địa hoá các quá trình tạo khoáng (nội sinh và ngoại sinh, Địa hóa biển và Địa hóa ứng dụng (Địa hóa môi trường và Địa hóa tìm kiếm, thăm dò khoáng sản, địa hóa đồng vị).
Địa chất khoáng sản.
4.2. Nghiên cứu khoa học ứng dụng và triển khai công nghệ:
Điều tra cơ bản tài nguyên khoáng sản, tìm kiếm – thăm dò khoáng sản, quy hoạch thăm dò – khai thác khoáng sản.
Định hướng sử dụng hợp lý các nguyên liệu khoáng,
Địa hóa môi trường, địa hóa đồng vị trong địa chất,
Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ khoáng,
Giám định đá quý, bán quý và mỹ nghệ.
5. Phòng thí nghiệm
– Phòng thí nghiệm Thạch học, gồm 2 bộ phận: đại học ở Linh Trung (Thủ Đức). và sau đại học ở 227 Nguyễn Văn Cừ (Quận 5)
– Phòng thí nghiệm Ngọc học ở 227 Nguyễn Văn Cừ (Quận 5).
6. Phối hợp nghiên cứu và ứng dụng với các ngành, bộ môn khác:
Nghiên cứu thạch học, khoáng vật, địa hoá trong khảo sát điều kiện địa chất công trình, tai biến địa chất và địa chất môi trường, dầu khí, khảo cổ,,…
7. Quan hệ đối ngoại và hợp tác trong nước và quốc tế
7.1. Trong nước
Với các đơn vị: Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam, Viện Địa lý và Tài nguyên, Khoa Địa chất và Khoáng sản (Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Tp. HCM), Viện Địa lý Tài nguyên, các công ty tư vấn về địa chất khoáng sản,…
7.2. Quốc tế:
Với một số trường đại học trong trao đổi, nghiên cứu khoa học, gửi thực tập và đào tạo tiến sĩ như: Đại học Chungnam (Hàn Quốc), Đại hoc Chonnam (Hàn Quốc); trao đổi và nghiên cứu khoa học như Trường Đại học Quế Liên (Trung Quốc), Đại học Hiroshima (Nhật Bản),…
8. Đề tài nghiên cứu khoa học 5 năm gần nhất
8.1. Đề tài tiêu biểu
Thạch luận nguồn gốc các thành tạo granitoid khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam Quỹ Phát triển KH và CN Quốc gia, Nafosted, Phạm Trung Hiếu chủ nhiệm, 2014.
Nghiên cứu địa chất, thạch luận và tiềm năng khoáng sản các đá Paleoproterozoi đới cấu trúc Phansipan Tây Bắc Việt Nam, cấp C ĐHQG-HCM, Phạm Trung Hiếu chủ nhiệm, 2015.
Nghiên cứu đặc điểm và phân loại các kiểu khoáng hóa vàng nội sinh trong đới Đà Lạt, cấp ĐHQG-HCM, Nguyễn Kim Hoàng chủ nhiệm, 2015.
Nghiên cứu thạch luận và khoáng hóa liên quan granitoid phức hệ Mường Hum đới cấu trúc Phan Si Pan khu vực tây bắc Việt Nam, cấp C ĐHQG-HCM, Nguyễn Kim Hoàng chủ nhiệm, 2018.
Đặc điểm địa chất, chất lượng và ứng dụng trong gạch ceramic của feldspar vùng Tây Nguyên, cấp C ĐHQG-HCM, Trương Chí Cường chủ nhiệm, 2018.
Tiến hóa vỏ lục địa khu vực đới khâu Sông Mã, Tây Bắc Việt Nam giai đoạn Paleozoi muộn-Mezozoi sớm, cấp B ĐHQG-HCM, Phạm Trung Hiếu chủ nhiệm, 2019.
8.2. Đề tài đang triển khai
Thạch luận nguồn gốc các đá magma tiền Cambri khu vực Phan Si Pan Tây Bắc Việt Nam, Quỹ Phát triển KH và CN Quốc gia, Nafosted, Phạm Trung Hiếu chủ nhiệm từ 2018.
Đặc điểm địa chất, thạch luận các đá metacarbonat khu vực Sa Thầy, Kon Tum và ứng dụng của nó trong đá mỹ nghệ, cấp C ĐHQG-HCM, Bùi Kim Ngọc (chủ nhiệm) từ 2018.
Nghiên cứu đặc điểm địa chất, nguồn gốc pegmatit khu vực Đăk Rve – Con Gô, Kon Rẫy, Kon Tum và khả năng sử dụng chúng trong công nghiệp, cấp C ĐHQG-HCM, Trương Chí Cường chủ nhiệm, từ 2019.
Nghiên cứu đặc điểm, phân loạivà đánh giá triển vọng khoáng hóa vàng nội sinh Nam Việt Nam, cấp B ĐHQG-HCM, Nguyễn Kim Hoàng chủ nhiệm, từ 2019.
9. Bài báo khoa học tiêu biểu 5 năm gần nhất
Bùi Kim Ngọc, Phạm Trung Hiếu, Phạm Minh, Lê Đức Phúc, 2021. Đặc điểm thành phần khoáng vật trong đá metacarbonat khu vực Sa Thầy, Kon Tum và khả năng ứng dụng của metacarbonat trong đá mỹ nghệ. Tạp chí phát triển khoa học và công nghệ. 5(2):1086-1100
Pham Trung Hieu, Wang Xiao Lei, Pham Minh, Nguyen Thi Bich Thuy, Le Duc Phuc, Nguyen Dinh Luyen, 2020. Archean to paleoproterozoic crustal evolution in the Phan Si Pan zone, Northwest Vietnam: evidence from the U-Pb geochronology and SrNd-Hf isotopic geochemistry. International Geology Review, 1-23. .
Trương Chí Cường, Phạm Trung Hiếu, Phạm Minh, Trân Duân, Lưu Thế Long, 2020. U-Pb zircon trong pegmatit khu vực Đắk Rve, Kon Tum và ý nghĩa địa chất. Tạp chí Địa chất, loạt A, 373-374, 63-673.
.Pham Minh, Pham Trung Hieu, Nguyen Thi Bich Thuy, Le Tien Dung, Kenta Kawaguchi and Pham Thi Dung, 2020. Neoproterozoic granitoids from the Phan Si Pan Zone, NW Vietnam: geochemistry and geochronology constraints on reconstructing South China–India Palaeogeography. International Geology Review, 1-16.
Nguyễn Thị Thu Thủy, Nguyễn Kim Hoàng, 2020, Đặc điểm thạch học, thạch địa hóa granitoid khối Tà Kou, HàmThuận Nam, Bình Thuận, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ– Khoa học Tự nhiên,4(1):357-375.
Pham Trung Hieu, Nong Thi Quynh Anh, Pham Minh, Nguyen Thi Bich Thuy. 2019. Geochemistry, zircon U–Pb ages and Hf isotopes of the Muong Luan granitoid pluton, northwest Vietnam and its petrogenetic significance. Island Arc, e12330. Doi: 10.1111/iar.12330.
Nguyễn Kim Hoàng, Lâm Văn Phương, 2019, Đặc điểm thạchhọc, thạch địa hóa Granitoid khối Hòn Rồng, CamRanh, Khánh Hòa, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ– Khoa học Tự nhiên, 3(3):195-212.
Pham Minh, Pham Trung Hieu, Nguyen Kim Hoang, 2018. Geochemical andgeochronological studies of the Muong Hum alkaline granitic pluton from the Phan Si Pan Zone, northwest Vietnam: Implications for petrogenesis and tectonic setting. Island Arc, v. 27, p. e12250.
Pham Trung Hieu, Shuang-Qing Li, Yang Yu, Ngo Xuan Thanh, Le Tien Dung, Vu Le Tu, Wolfgang Siebel, Fukun Chen, 2017. Stages of late Paleozoic to early Mesozoic magmatism in the Song Ma belt, NW Vietnam: evidence from zircon U–Pb geochronology and Hf isotope composition. International Journal of Earth Sciences, v. 106, p. 855-874.
Trương Chí Cường, Nguyễn Kim Hoàng, Nguyễn Thành Long, 2018. Đặc điểm địa chất, chất lượng và ứng dụng trong gạch ceramic của feldspar vùng Tây Nguyên. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ.
10. Địa chỉ liên lạc
Phòng C02, 227 Nguyễn Văn Cừ, Phường 4, Quận 5, Tp HCM.
Điện thoại (84.8) 38 357449 – Fax (84.8) 38 350 096.
Email: Trưởng bộ môn: pthieu@hcmus.edu.vn.