THÔNG TIN GIẢNG VIÊN
THÔNG TIN SINH VIÊN
THÔNG TIN TUYỂN SINH

Phòng thí nghiệm, Khoa Địa chất, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM

PTN. Ngọc học

Phòng thí nghiệm Ngọc học (C21) cơ sở Nguyễn Văn Cừ, được thành lập để giảng dạy chuyên ngành Ngọc học, trong chương trình đào tạo cử nhân Địa chất và chuyên ngành Kỹ thuật tìm kiếm thăm dò khoáng sản, ngành kỹ thuật địa chất.

Phòng thí nghiệm có các bộ mẫu chuẩn về kim cương, ruby, saphyr, emeral,  amber… v v và các đá mỹ nghệ đặc trưng.

20 thiết bị máy soi nổi hiệu Nhật Bản, 05 kính hiển vi ngọc học GIA, 02 cân tỷ trọng, 01 đèn UV

 

PTN. GIS và Viễn thám

1. Thông tin chung

Tên phòng thí nghiệm: Phòng thí nghiện GIS và Viễn thám

Tên tiếng Anh: Laboratory of GIS and Remote Sensing

Địa chỉ: phòng C01, 227 Nguyễn Văn Cừ, P.4, Quận 5.

Phòng thí nghiện GIS và viễn thám được hình thành từ năm 2001 tại bộ môn Địa Chất Cơ Sở, khoa Địa chất, trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên Thành Phố Hồ Chí Minh

2. Chức năng

  • Đào tạo các học phần thực hành, thí nghiệm liên quan đến viễn thám, hệ thống thông tin địa lý (GIS), công nghệ thông tin cho sinh viên các ngành địa chất.
  • Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ viễn thám, GIS trong công tác điều tra cơ bản địa chất, thăm dò khoáng sản, tai biến địa chất.
  • Xây dựng các cơ sở dữ liệu, bản đồ địa chất số, mô hình 3D mô phỏng các kiến tạo địa chất phục vụ nghiên cứu và giảng dạy.
  • Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong phân tích, mô phỏng, tính toán các quá trình địa chất, thủy văn địa chất.
  • Biên soạn giáo trình, tài liệu về viễn thám, GIS, tin học chuyên ngành địa chất.
  • Hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn về ứng dụng công nghệ thông tin cho các đơn vị trong và ngoài trường liên quan đến lĩnh vực địa chất.
  • Hợp tác nghiên cứu với các trường, viện và doanh nghiệp trong và ngoài nước về lĩnh vực công nghệ thông tin địa chất.

3. Hướng nghiên cứu

  • Ứng dụng công nghệ viễn thám, GIS trong điều tra cơ bản địa chất, lập bản đồ địa chất, tìm kiếm thăm dò khoáng sản.
  • Nghiên cứu chế tạo các mô hình địa hình 3D phục vụ giảng dạy và học tập môn địa chất.
  • Phát triển các ứng dụng, phần mềm chuyên dụng phục vụ công tác phân tích, tính toán trong khảo sát địa chất công trình, thủy văn địa chất.
  • Nghiên cứu ứng dụng trong phân tích, dự báo các quá trình địa chất nguy hiểm.
  • Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý tài nguyên và môi trường.
  • Nghiên cứu công nghệ GIS để tích hợp, khai thác các dữ liệu, thông tin địa chất từ nhiều nguồn khác nhau.
  • Ứng dụng công nghệ viễn thám trong giám sát biến động địa hình, hiện tượng địa chất nguy hiểm.

4. Thiết bị

    • 21 máy tính để bàn có card đồ họa chuyên dụng để xử lý các tính toán và mô phỏng địa chất phức tạp.
    • Dữ liệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000 ở miền Nam Việt Nam
    • Các ổ đĩa cứng lưu trữ dữ liệu viễn thám, ảnh vệ tinh.
    • Các máy in A3 và máy quét A3 – A1 chuyên dụng cho bản đồ, tranh ảnh địa chất lớn.
    • Phần mềm chuyên dụng: ArcGIS, Envi, Geomatica, Mapinfo
    • Thiết bị GPS định vị độ chính xác cao .
    • Hệ thống máy chiếu cho giảng dạy và trình chiếu.
    • Các thiết bị vẽ bản đồ địa chất: vẽ địa hình, cột địa tầng…

PTN. Địa chất biển và Dầu khí

1. Thông tin chung

Tên phòng thí nghiệm: PTN Địa chất biển và Dầu khí

Tên tiếng Anh: Laboratory of Marine Geology and Petroleum

Địa chỉ: Dãy C – Phòng C12 – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 227 Nguyễn Văn Cừ, Phường 4, Quận 5, Tp.HCM.  

           Phòng thí nghiệm Địa chất biển – Dầu khí được thành lập trên cơ sở sát nhập hai phòng thí nghiệm Trầm tích – Địa chất biển và phòng thí nghiệm Địa chất Dầu khí.

2. Chức năng
– Hỗ trợ đào tạo đại học và sau đại học cho các chuyên ngành đào tạo của Khoa Địa Chất
– Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, hợp tác thực hiện các đề tài về Địa chất biển, Trầm tích, Địa chất Dầu khí.

3. Hướng nghiên cứu

Có 03 hướng nghiên cứu chính:

  1. Địa chất biển: Địa chất đới ven bờ và biển sâu, các quá trình địa chất ven bờ, đánh giá các tai biến địa chất ven bờ, đề xuất các quy hoạch đới ven bờ. Các khoáng sản biển ven bờ (sa khoáng, cát thuỷ tinh,..), biển sâu (quặng sắt – mangan, bùn đa kim).
  2. Địa chất dầu khí: Minh giải các tài liệu địa chấn, tài liệu địa vật lý giếng khoan, địa hoá dầu khí, công nghệ mỏ, mô hình địa chất trong dầu khí.
  3. Trầm tích: Thạch luận các đá trầm tích, môi trường và tướng trầm tích, tiến hoá bồn trầm tích, khoáng sản trầm tích.

4. Thiết bị thí nghiệm

Phòng thí nghiệm được trang bị hệ thống các thiết bị phân tích phục vụ cho các hướng nghiên cứu địa chất biển, địa chất dầu khí, trầm tích như sau:

– Máy phân tích sắc ký khí  

– Máy phân tích tổng hàm lượng vật liệu hữu cơ (TOC)

– Kính hiển vi phân cực

– Kính hiển vi soi mẫu vi cổ sinh

– Lò nung

– Tủ sấy

– Máy ly tâm

– Máy nghiền

– Máy cất nước

– Các dụng cụ cho phân tích trầm tích học

– Bộ khoan tay

– Các máy vi tính phục vụ cho chuyên ngành dầu khí

PTN. Thạch học và Khoáng sản

Phòng thí nghiệm Thạch học và khoáng sản

Phòng thí nghiệm Thạch học và khoáng sản (C02 và A201) cơ sở Nguyễn Văn Cừ và cơ sở Linh Trung – Thủ Đức, gồm các thiết bị kính hiển vi phân cực Meiji ML 9420 (40 chiếc) và kính hiển vi phân cực và khoáng tướng ML9430 (10 chiếc).

01 phòng gia công mẫu lát mỏng, gồm các thiết bị mài mẫu, gia công cắt mẫu và phá mẫu.

01 bộ mẫu mô hình các tính thể khoáng vật.

01 bộ mẫu các khoáng vật điển hình trong vỏ trái đất.

Các bộ mẫu lát mỏng chuẩn của đá magma, trầm tích và biến chất.

Các mẫu thạch học mắt thường đá magma, trầm tích và biến chất.

Các mẫu khoáng sản đặc trưng.

Chức năng và nhiệm vụ:

Đào tạo: phục vụ giảng dạy các môn học Thạch học magma và biến chất; đá trầm tích, trong chương trình đào tạo Địa chất học và kỹ thuật địa chất.

NCKH và chuyển giao khoa học công nghệ: phòng thí nghiệm nhận gia công và phân tích lát mỏng các mẫu đá, khoáng vật ở thể rắn. Nhận giám định mẫu vât địa chất trong và ngoài nước.

PTN. Địa hóa và Địa chất Môi trường

1. Thông tin chung

Tên phòng thí nghiệm: PTN. Địa hóa và Địa chất Môi trường

Tên tiếng Anh: Laboratory of Geochemistry and Environmental geology

Địa chỉ: Dãy C – Phòng C11 – 227 Nguyễn Văn Cừ, Phường 4, Quận 5, Tp.HCM.  

  • Lĩnh vực Địa Chất Môi Trường được hình thành từ sự kết hợp của 03 nhóm chính: Địa Mạo Ứng Dụng, Địa Chất Kinh Tế và Địa Chất Công Trình. Các nhóm này quan tâm đến giảm thiểu các tai biến; khai thác tài nguyên và vấn đề nền móng xây dựng công trình. Từ năm 1980, tốc độ phát triển kinh tế nhanh và mạnh đã làm nảy sinh các vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động khai thác tài nguyên của con người.
  • Hướng nghiên cứu Địa Chất Môi Trường ra đời nhằm giúp con người xác định rõ nguyên nhân của các vấn đề trên và tìm cách giảm thiểu tác động tiêu cực của chúng.
  • Năm 2000, trên cơ sở nền tảng chuyên ngành Địa Chất Công Trình – Địa Chất Thủy văn, chuyên ngành Địa Chất Môi Trường được thành lập nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu xã hội về lĩnh vực này.

2. Chức năng
– Hỗ trợ đào tạo đại học và sau đại học cho các chuyên ngành đào tạo của Khoa Địa Chất
– Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp về Địa chất Thủy văn – Địa chất Công trình và Địa chất Môi trường.

3. Hướng nghiên cứu:

Nghiên cứu khoa học ứng dụng theo 03 hướng chuyên ngành:

  • Địa Chất Thủy Văn
  • Địa Chất Công Trình
  • Địa Chất Môi Trường

Bao gồm các lĩnh vực:

  • Môi trường đất, nước liên quan xây dựng công trình
  • Quản lý tài nguyên môi trường địa chất
  • Giảm thiểu thiên tai
  • Giảm thiểu ô nhiễm
  • Thí nghiệm ăn mòn betông.
  • Thí nghiệm ô nhiễm đất, nước.

4. Thiết bị thí nghiệm:

Phòng thí nghiệm được trang bị hệ thống máy móc phân tích các thông số hóa học nước và đất như: 

  • Máy quang phổ vùng khả kiến
  • Máy ly tâm
  • Lò nung
  • Máy lắc
  • Tủ sấy
  • Tủ hút khí
  • Tủ bảo quản mẫu
  • Máy cất nước
  • Máy đo pH
  • Dụng cụ lấy mẫu bùn đáy
  • Và một số thiết bị đo hiện trường pH, EC, TDS, DO, độ đục

5. Một số hình ảnh hoạt động của phòng thí nghiệm

Thực địa đo độ cao địa hình bờ biển, khoan tay lấy mẫu cát, đo mực nước giếng và thu thập mẫu nước tại vùng Cần Giờ, Tp.HCM, Việt Nam vào mùa mưa năm 2020

Sinh viên K2020 thực hành môn học Địa chất môi trường địa cương

PTN. Địa chất Công trình - Địa chất Thủy văn

1. Thông tin chung

Tên phòng thí nghiệm: Địa chất Công trinh – Địa chất Thuỷ văn

Tên tiếng Anh: Laboratory of Engineering Geology – Hydrogeology

Địa chỉ: Dãy D – Phòng D04 – Linh Trung, Quận Thủ Đức, Tp.HCM.  

2. Chức năng
– Phục vụ đào tạo đại học và sau đại học cho các chuyên ngành thuộc lĩnh vực địa chất.
– Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp liên quan Địa chất Thủy văn – Địa chất Công trình và Địa chất Môi trường.

3. Hướng nghiên cứu

Nghiên cứu khoa học ứng dụng theo 03 hướng chuyên ngành:

  • Địa Chất Thủy Văn
  • Địa Chất Công Trình
  • Địa chất Môi trường

Bao gồm các lĩnh vực thí nghiệm và khảo sát:

  • Thí nghiệm các loại mẫu cơ lý đất
  • Thí nghiệm mẫu nước
  • Khảo sát thí nghiệm hiện trường
  • Trắc Địa

4. Thiết bị thí nghiệm

  • Các thiết bị phục vụ thí nghiệm cơ lý đất
  • Máy nén đất 3 trục
  • Máy nén đá
  • Máy nén đất
  • Máy cắt đất
  • Thiết bị đo mực nước, lấy mẫu nước
  • Máy toàn đạt điện tử
  • Tủ sấy

5. Một số hình ảnh hoạt động của phòng thí nghiệm

PTN. Nghiên cứu, sưu tập, bảo quản và lưu trữ mẫu vật địa chất

Bảo tàng địa chất thuộc Khoa Địa chất được thành lập vào tháng 12/2019 dưới tên gọi là Phòng thí nghiệm “Nghiên cứu, sưu tập, bảo quản và lưu trữ mẫu vật địa chất”, theo QĐ số 2136/QĐ-KHTN.

Chức năng và nhiệm vụ:

Bảo tàng có các chức năng sưu tập các mẫu vật địa chất, khoáng sản để phục vụ đào tạo.

Thành lập các bộ sưu tập mẫu chuẩn về địa chất – khoáng sản của miền nam và hướng tới toàn Việt Nam.

– Nghiên cứu tổng hợp các di sản địa chất ở các đảo, quần đảo, trên thềm lục địa Việt Nam.

– Nghiên cứu di sản địa chất trong các phương án đo vẽ địa chất (điều tra cơ bản) của ngành Địa chất, hay trong các dự án nghiên cứu bảo tồn thiên nhiên.

– Đánh giá tiềm năng tài nguyên địa chất đặc trưng của các vùng có cấu trúc địa chất đặc thù, phục vụ việc xây dựng các Bảo Tàng Địa chất ngoài trời.

– Nghiên cứu di sản địa chất, di sản thiên nhiên trong quần thể các khu di sản văn hoá, bảo tàng lịch sử…

– Trao đổi thương mại hóa các sản phẩm mà Bảo tàng có được.

– Giám định, phân tích các mẫu vật thuộc lĩnh vực địa chất, đá quý – bán quý và đá mỹ nghệ.

Nghiên cứu, tiếp thị, chế tạo các bộ mẫu chuẩn để phục vụ học sinh phổ thông, sinh viên các trường đại học hoặc các cơ quan trong và ngoài ngành Địa chất có nhu cầu. Hiện nay, học sinh sinh viên của nhiều trường học, đặc biệt là các trường phổ thông, học sinh thường phải học lý thuyết, không có mẫu vật minh hoạ, không gắn liền việc học với hành; vì thế hiệu quả môn học không cao, thiếu thực tiễn, không khích lệ được lòng ham mê môn khoa học Trái đất, không tuyên truyền được tình yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi trường. Mặt khác, các bộ mẫu chuẩn là tư liệu hết sức cần thiết và quý giá đối với các cơ quan cũng như các cá nhân làm công việc liên quan tới địa chất.

Đào tạo:

Hỗ trợ các sinh viên trong hướng dẫn luận văn và thực tập.

Tổ chức hay liên kết tổ chức các khóa đào tạo hay tập huấn ngắn hạn với các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Tổ chức giới thiệu qua các buổi tham quan của học sinh phổ thông, các trường đại học, cao đẳng, trung học nghề có đào tạo lĩnh vực liên quan.