




Bộ môn Địa chất Biển và Dầu khí, Khoa Địa chất
GIỚI THIỆU BỘ MÔN ĐỊA CHẤT BIỂN VÀ DẦU KHÍ
1. Quá trình hình thành và phát triển
Bộ môn Địa chất biển và Dầu khí tiền thân là hai bộ môn Trầm tích và bộ môn Địa chất Dầu khí. Bộ môn được thành lập năm 1964 thuộc Ban Địa chất Đại học Khoa học Sài Gòn, sau đó là Trường Đại học Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh (1976), nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM). Đến nay, trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Bộ môn Địa chất biển và Dầu khí đã có nhiều đóng góp trong sự nghiệp đào tạo các thế hệ cán bộ địa chất cho đất nước, đồng thời cũng tham gia tích cực vào công việc nghiên cứu địa chất, điều tra cơ bản về tài nguyên – khoáng sản và môi trường cho nhiều ngành và các địa phương. Hiện tại, Bộ môn đang quản lý 2 chuyên ngành Địa chất Biển và chuyên ngành Địa chất Dầu khí.
2. Tổ chức và nhân sự
Trưởng bộ môn: TS. GVC. Lê Đức Phúc
2.1. Cán bộ – viên chức cơ hữu:
Cán bộ – viên chức cơ hữu của Bộ môn hiện tại với 8 giảng viên:
TS. Lê Đức Phúc
TS. Ngô Trần Thiện Quý
ThS. Đỗ Ngọc Học
ThS. Đinh Quốc Tuấn
ThS. Phạm Tuấn Long
ThS. Huỳnh Tấn Tuấn
2.2. Cán bộ mời giảng
PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan
PGS.TS. Võ Lương Hồng Phước
TS. Nguyễn Kim Hoàng
TS. Bùi Thị Luận
ThS. Phạm Bá Trung
ThS. Ngô Thị Phương Uyên
ThS. Nguyễn Thị Tố Ngân
PGS.TS. Nguyễn Văn Lập
PGS.TS. Tạ Thị Kim Oanh
ThS. Phan Văn Kông
ThS. Đào Thanh Tùng
ThS. Kiều Nguyên Bình
3. Giảng dạy và đào tạo
3.1. Đại học: Giảng dạy các môn cơ sở ngành và phụ trách đào tạo 2 chuyên ngành: Địa chất Biển và Địa chất Dầu khí
Cơ sở ngành: Địa tầng-địa sử; Kiến tạo cơ sở;Thạch học đá trầm tích; Môi Trường trầm tích đại cương;Môi trường trầm tích Tam giác châu; Địa chất đới ven biển; Thực tập Địa chất ngoài trời I (Địa chất đại cương), Thực tập Địa chất ngoài trời II (Đo vẽ bản đồ địa chất).
Chuyên ngành Địa chất Biển
Địa chất biển và ven biển, Tài nguyên khoáng sản biển và ven biển, Các phương pháp địa vật lý biển, Giải đoán địa chất tài liệu địa chấn, Địa chất môi trường và tai biến địa chất đới ven bờ, Môi trường trầm tích biển và cổ sinh vật biển, Hải dương học và vật lý khí quyển, Địa hoá môi trường biển, Địa mạo biển và cổ địa lý, Quản lý tổng hợp đới ven bờ, Địa chất môi trường biển và tai biến địa chất, Môi trường trầm tích dầu khí, Phân tích bồn trầm tích, Địa hóa dầu khí, Địa chất thủy văn các mỏ dầu khí, Địa chất khai thác dầu khí, Đia chất dầu khí khu vực, Phân tích bồn trầm tích, trầm tích dầu khí, Địa chất thủy văn các mỏ dầu khí, Địa chất khai thác dầu khí, Địa chất dầu khí khu vực.
Hiện nay, Bộ môn Địa chất biển và Dầu khí đã trở thành một trong những Bộ môn của Khoa Địa chất Trường Đại học Khoa học Tự nhiên ĐHQG-Tp.HCM, đảm nhận việc giảng dạy nhiều môn học từ cơ sở ngành đến chuyên ngành cho sinh viên trong Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.
Bộ môn tham gia đào tạo sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh từ đại học đến sau đại học và các đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực địa chất Trầm tích, Địa chất biển và Dầu khí.
Chuyên ngành Địa chất Dầu khí
Chuyên ngành Địa chất Dầu khí trực thuộc Bộ môn Địa chất Biển và Dầu khí của khoa Địa chất trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM được thành lập vào năm 1994. Trải qua hơn 20 năm hoạt động bộ môn đã góp phần đào tạo và nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực địa chất dầu khí.
Chuyên ngành Địa chất Dầu khí đảm nhận đào tạo bậc đại học chuyên ngành Địa Chất Dầu Khí cũng như tham gia đào tạo sau đại học chuyên ngành Địa Chất Học.
Chuyên ngành dầu khí liên quan đến hoạt động tìm kiếm, thăm dò và đánh giá trữ lượng dầu khí như: môi trường trầm tích dầu khí, địa hóa dầu khí, các phương pháp tìm kiếm và thăm dò dầu khí, địa chất khai thác dầu khí, phân tích bồn trầm tích, địa chất thủy văn các mỏ dầu, minh giải tài liệu địa vật lý giếng khoan, giải đoán địa chất tài liệu địa chấn, địa chất dầu khí khu vực.
Chuyên ngành Địa chất Dầu khí cung cấp nhân lực cho các Viện nghiên cứu, Trường Đại học, Viện Dầu khí và các Công ty Dầu khí trong nước cũng như nước ngoài đang đầu tư tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía Nam Việt Nam.
3.2. Sau đại học:
4. Hướng nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ
4.1. Nghiên cứu khoa học cơ bản:
– Nghiên cứu về trầm tích hiện đại (ao hồ, sông rạch, tam giác châu, cửa biển, bờ biển, thềm lục địa), các bồn trầm tích cổ, các thành tạo địa thổ nhưỡng, các tích tụ kiến tạo-trầm tích, địa chất môi trường Kỷ Thứ Tư và phân tích bồn trầm tích dầu khí.
– Địa hóa biển và Địa hóa ứng dụng (Địa hóa môi trường và Địa hóa tìm kiếm, thăm dò khoáng sản, địa hóa đồng vị).
-Địa chất khoáng sản biển.
4.2. Nghiên cứu khoa học ứng dụng và triển khai công nghệ:
– Hướng nghiên cứu ứng dụng là tìm kiếm các tài nguyên khoáng sản phi kim như than bùn, đất sét cho nông nghiệp và công nghiệp, sa khoáng, diatomit, cát các loại…., nước dưới đất….
– Điều tra cơ bản tài nguyên khoáng sản, tìm kiếm – thăm dò khoáng sản, quy hoạch thăm dò – khai thác khoáng sản.
– Định hướng sử dụng hợp lý các nguyên liệu khoáng.
– Địa hóa môi trường, địa hóa đồng vị trong địa chất.
– Tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí
5. Phối hợp nghiên cứu và ứng dụng với các ngành, bộ môn khác:
Nghiên cứu thạch học, khoáng vật, địa hoá trong khảo sát điều kiện địa chất biển, tai biến địa chất và địa chất môi trường.
6. Quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế
Chuyên ngành Địa chất biển đã thiết lập các quan hệ trao đổi học thuật, đào tạo và nghiên cứu khoa học với nhiều viện nghiên cứu, cơ quan quản lý và nghiên cứu địa chất trong nước như Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam, Viện Địa lý và Tài nguyên, Khoa Địa chất và Khoáng sản (Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Tp. HCM), Viện Địa lý Tài nguyên, các công ty tư vấn về địa chất khoáng sản,… Bên cạnh đó, Chuyên ngành Địa chất biển cũng có các quan hệ hợp tác nghiên cứu, đào tạo và trao đổi học thật với các trường Đại học, Viện nghiên cứu và nhiều nhà khoa học thuộc nhiều quốc gia khác như Phần lan, Hàn Quốc, Mỹ, Đài Loan…
Chuyên ngành Địa chất Dầu khí luôn chú trọng đến các hoạt động hợp tác với các trường đại học có chuyên ngành liên quan, tổ chức dầu khí quốc tế và cơ quan sản xuất trong đào tạo đại học và sau đại học như: trường đại học Bách Khoa, trường đại học Dầu khí, tổ chức SPE, tổ chức SEAPEX, Viện Dầu Khí, Công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí, Liên doanh Dầu khí Việt Xô.
7. Địa chỉ liên lạc
Phòng C04, 227 Nguyễn Văn Cừ, Phường 4, Quận 5, Tp HCM.
Điện thoại (84.8) 38 308116 – Fax (84.8) 38 350 096.
Email: Trưởng bộ môn: ldphuc@hcmus.edu.vn.