THÔNG TIN GIẢNG VIÊN
THÔNG TIN SINH VIÊN
THÔNG TIN TUYỂN SINH

Bộ môn Địa chất Thuỷ văn - Địa chất Công trình, Khoa Địa chất

GIỚI THIỆU BỘ MÔN THUỶ VĂN – ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
1. Quá trình hình thành và phát triển
Sự phát triển Bộ môn Địa chất thủy văn-Địa chất công trình gắn liền với lịch sử của Ban Địa chất. Ban Địa chất được hình thành từ 1953, đến năm 1975 hướng Địa chất ứng dụng được thành lập. Năm 1980, Bộ môn Địa chất Thủy văn – Địa chất Công trình chính thức được hình thành từ hướng Địa chất ứng dụng và phát triển cho đến nay. Năm 2000, bộ môn xây dựng thêm hướng Địa chất môi trường.
2. Tổ chức và nhân sự

   Trưởng bộ môn: TS. Ngô Minh Thiện
   2.1. Trưởng bộ môn qua các nhiệm kỳ:Thầy Võ Ngọc Tùng (1982 – 1991),
Thầy Nguyễn Văn Thanh (1991 – 1995),
PGS.TS. Huỳnh Ngọc Sang (1995 – 2000),
ThS. Nguyễn Phát Minh (2000 – 2010),
TS. Trương Minh Hoàng (2011 – 2018)
TS. Ngô Minh Thiện (2018- hiện nay) 
    2.2. Cán bộ – viên chức cơ hữu:
    Cán bộ – viên chức cơ hữu của Bộ môn hiện tại với 6 giảng viên:
TS. Ngô Minh Thiện
TS. Nguyễn Đình Thanh
NCS. Lê Thị Thuý Vân
ThS. Nguyễn Thuỳ Dung
ThS. Nguyễn Thị Thuỳ Luyên
ThS. Trần Quốc Dũng
3. Giảng dạy và đào tạo
Bộ môn giảng dạy về lĩnh vực địa chất thủy văn – công trình. Đến năm 1999. Năm 2000, bộ môn nhận thêm nhiệm vụ quản lý và đào tạo chuyên ngành Địa chất Môi trường.
         Bộ môn giảng dạy và đào tạo trên 3 hướng:
         – Địa chất Thủy văn.
         – Địa chất Công trình.
         – Địa chất Môi trường.
         – Đại học: dạy các môn học
4. Hướng nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ

– Nghiên cứu khoa học ứng dụng, theo 3 hướng chuyên ngành Địa chất Thủy văn, Địa chất Công trình, và Địa chất Môi trường.
– Nghiên cứu các quá trình và hiện tượng địa chất tự nhiên và hoạt động con người liên quan đến vấn đề môi trường, kỹ thuật và an toàn trong hoạt động kinh tế xã hội thuộc lĩnh vực địa chất thủy văn-địa chất công trình và địa chất môi trường.
– Điều tra đánh giá tác động môi trường.
– Tìm kiếm, thăm dò, khai thác và xử lý nước dưới đất.
– Khảo sát địa chất phục vụ cho các công trình xây dựng, lập bản đồ địa chất thủy văn, địa chất công trình, và quy hoạch.
5. Quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế
5.1. Trong nước:

+ Đại Học Dầu Khí Việt Nam.
+ Đại Học Tài Nguyên Môi.
+ Đại Học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh.
+ Viện Nghiên Cứu Khoa Học Thủy Lợi Miền Nam. 
+ Viện Địa Lý Tài Nguyên Thành Phố Hồ Chí Minh Viện Hàng Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.
+ Sở Tài Nguyên và Môi Trường Thành Phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Thuận.
+ Phân Viện Nghiên Cứu Khoa học Vật Liệu Xây Dựng Phía Nam.
+ Liên Đoàn Địa Chất Thủy Văn – Địa Chất Công Trình Miền Nam.
+ Công Ty Dịch Vụ Môi Trường Viện Dầu Khí Việt Nam.
+ Công Ty Cổ Phần Thiết Kế Tư Vấn Xây Dựng Công Nghệ Môi Trường Hùng Phương.
+ Công Ty Môi Trường Rồng Xanh
+ Công Ty Khảo Sát Thiết Kế Giao Thông Phía Nam.
5.2. Quốc tế:

+ Đại Học Kanazawa
+ Học Viện Kỹ Thuật Tokyo
+ Đại Học Quốc Lập Trung Ương Đài Loan.