Tuổi đồng vị U-Pb zircon của granitoid phức hệ Điện Biên, khu vực Mường Tè và ý nghĩa địa chất

Phạm Trung Hiếu

Tóm tắt

Granitoid khu vực Mường Tè thuộc phức hệ Điện Biên phân bố chủ yếu ở thượng nguồn sông Đà, lộ ra dưới dạng các khối có kích thước nhỏ. Tổ hợp thạch học các đá chủ yếu gồm gabro, gabrodiorit pha 1, diorit, granodiorit pha 2 và pha 3 gồm granit biotit và granit biotit chứa horblend. Zircon được tách từ các đá diorit thạch anh - granodiorit phức hệ Điện Biên, khu vực Mường Tè để xác định tuổi thành tạo bằng phương pháp LA-ICP-MS U-Pb và cho giá trị tuổi trung bình 206Pb/238U dao động trong khoảng 280-277 Tr.n (tương ứng với Permi sớm). Kết hợp với đặc điểm phân đới thanh nét của zircon do đó giá trị tuổi này được cho là tuổi kết tinh của đá. Giá trị εHf(t) phân tích trên zircon dao động từ 4,92 đến 9,27, trung bình là 6,74 và tuổi mô hình giai đoạn 1 và 2 (TDM1 và TDM2) biến thiên từ 650 đến 900 Tr.n cho thấy chúng được thành tạo do tái nóng chảy các đá basalt đại dương có tuổi Neoproterozoi.

Link xem chi tiết bài báo khoa học

Contact

FACULTY OF GEOLOGY

227 Nguyen Van Cu Street, District 5, Ho Chi Minh City
Phone: (+84) 28.38 355 271
Fax: 84.028. 8 350 096         
Email: khoadiachat@hcmus.edu.vn
Office: Block C, Room C13, 1st floor

Search US